Các công ty Trung Quốc giải bài toán khó: Bán điều hòa không khí ở nơi không có điện!

Các công ty Trung Quốc giải bài toán khó: Bán điều hòa không khí ở nơi không có điện!

Các công ty sản xuất điều hòa không khí đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đang mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ở lục địa đen.

Châu Phi là châu lục được “khai phá” cuối cùng trên thị trường điều hòa toàn cầu. Năm 2018, chỉ khoảng 3 triệu máy điều hòa được bán ở châu Phi trên tổng số khoảng 110 triệu máy được bán trên toàn cầu. Con số trên khá khiêm tốn nhưng tiềm năng của thị trường này rất lớn.

Tại Nigeria – một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng khoảng $146, một mẫu máy điều hòa có công suất 1,5HP của LG có mức giá bán khoảng $467. Trong khi đó, máy điều hòa thương hiệu Hisense có xuất xứ từ Trung Quốc có công suất tương đương chỉ có giá khoảng $311. Ngoài ra, chính sách hậu mãi hấp dẫn như lắp đặt miễn phí và hậu mãi đến 5 năm. Vậy tại sao các công ty Trung Quốc lại có mức giá hấp dẫn đến vậy?

Một công nhân Châu Phi đang lắp điều hòa

Trước tiên, họ tận dụng chi phí nhân công giá rẻ tại địa phương. Năm 2005, công ty Trung Quốc có tên là Shinco đã tới Nigeria để thành lập một nhà máy với công suất hàng năm là 500.000 máy điều hòa không khí. Năm 2006, Hisense cũng thành lập một nhà máy ở Ai Cập để sản xuất điều hòa, đồng thời mua lại một nhà máy khác ở Nam Phi. Năm 2010, Midea mua lại 32,5% cổ phần của một công ty điều hòa không khí ở Ai Cập và trở thành cổ đông lớn thứ hai của nó. Năm 2016, 3 trong số 8 cơ sở sản xuất điều hòa không khí ở nước ngoài của Haier được đặt tại Châu Phi, cụ thể là ở Algeria, Tunisia và Nigeria.

Tại châu lục có mức nhiệt độ không dễ chịu thì đa phần người dân rất thích điều hòa không khí để xua tan cái nóng ban ngày. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu BearingPoint, 150 triệu người ở Châu Phi chi tiêu hơn 4 USD mỗi ngày. Với mức thu nhập và quy mô dân số như vậy, thì con số máy điều hòa bán ra phải cao hơn 3 triệu chiếc rất nhiều. Vậy còn nguyên nhân nào khác?

Trên các ảnh chụp về đêm tại châu lục này, thì có rất ít người sử dụng điện. Chỉ duy nhất ở Nam Phi có hạ tầng năng lượng hoàn chỉnh nhất. Quốc gia này sản xuất điện năng chiếm đến một nửa sản lượng điện của toàn châu lục.

Nigeria, Ethiopia và Kenya đều là những quốc gia có diện tích lớn nhưng mức tiêu thụ điện bình quân đầu người lại rất thấp. Ngoài ra, ở các nước lạc hậu như Mali, mức tiêu thụ điện bình thường trong cả năm của một hộ gia đình thậm chí còn thấp hơn mức tiêu thụ điện ở các nước phát triển.

Tại khu vực cận sa mạc Sahara, gần 600 triệu người châu Phi hoàn toàn không có điện. Bạn có thể nhìn từ ảnh vệ tinh được chụp vào ban đêm, toàn bộ khu vực này người dân phải sống trong bóng tối.

Nhận ra vấn đề thiếu điện, Haier đã ra mắt máy điều hòa không khí chuyên dụng dành cho máy phát điện ở Nigeria.

Máy điều hòa này có thể kết nối với bất kì loại máy phát điện đang chạy nào và có thể làm mát một cách nhanh chóng. Đây là điều gần như không thể xảy ra ở những chiếc điều hòa thông thường.

Một công ty khác tên là Gree cũng tạo ra một dòng máy điều hòa không khí cho phép thiết bị chạy bằng điện thu được từ các tấm pin năng lượng mặt trời. Hiệu suất chuyển đổi năng lượng trên dòng điều hòa của Gree có thể lên tới 98,9%, giúp mang lại “phí điện bằng 0” trong suốt cả năm cho người dùng. Đối với các nước châu Phi thiếu điện nhưng luôn dư thừa nguồn năng lượng mặt trời, đây giống như một sản phẩm được thiết kế “đo ni đóng giày” cho châu lục này.

Mới đây nhất, Daikin tấn công thị trường Tanzania với chiến lược kỳ lạ, cho phép các khách hàng doanh nghiệp sử dụng các thiết bị làm mát của mình với chi phí thuê cực rẻ, chỉ 1,2 USD (khoảng 28.000 đồng) mỗi ngày. Phương thức “tiền trao cháo múc” này sẽ mở ra cơ hội để mọi người làm quen với các máy điều hòa không khí của hãng mà không phải bỏ ra một khoản tiền lớn ban đầu. Tất nhiên, việc lắp đặt và chi phí tiêu thụ điện sẽ do khách hàng thực hiện. Sau một thời gian dùng thử, công ty Nhật sẽ khuyến khích khách hàng mua hẳn một máy điều hòa không khí cho riêng mình.

Có thể nói, người dân châu Phi không phải không có sức tiêu thụ các sản phẩm điện gia dụng. Họ chỉ đơn giản là bị hạn chế bởi cơ sở hạ tầng lạc hậu. Vượt qua thử thách này, hay một khi cơ sở hạ tầng được nâng cấp, sẽ có một sự bùng nổ về nhu cầu trên thị trường. Và các công ty Trung Quốc, vốn từ lâu đã quen thuộc với châu Phi, không còn xa lạ gì với điều này.

1 thoughts on “Các công ty Trung Quốc giải bài toán khó: Bán điều hòa không khí ở nơi không có điện!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *