Bài viết: Tính toán công suất trạm biến áp trung thế dành cho những chủ đầu tư không chuyên về điện vẫn có thể tính toán được sơ lược được, nhằm mục đích tối ưu hóa chi phí đầu tư, làm căn cứ để khảo sát giá cho máy biến áp dự định mua. Đây là bài viết tính toán sơ đẳng nhất về lựa chọn công suất cho trạm biến áp trung thế.
1/ Yêu cầu chung trong lựa chọn trạm biến áp
Các yêu cầu kỹ thuật sau sẽ giúp cho chủ đầu tư lựa chọn trạm biến áp hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả:
Điều kiện làm việc: Trạm biến áp được lắp đặt theo các đặc tính của môi trường theo tiêu chuẩn IEC 62271-1:2007.
Trường hợp hai trạm biến áp chỉ được vận hành song song nếu hai trạm biến áp có cùng đặc tính kỹ thuật và có dòng ngắn mạch phía hạ áp không gây hư hỏng thiết bị hạ áp, đồng thời phải lưu ý không để xảy ra dòng điện ngược.
Trạm biến áp phải đảm bảo an toàn cho thiết bị và con người: Khi xây dựng trạm biến áp không để ảnh hưởng đến nhà dân cũng như các công trình lân cận, không đặt trạm biến áp ở những vị trí gây mất an toàn cho con người, đặc biệt phải chống được trẻ em leo trèo. Ngoài ra, cần đảm bảo tính mỹ quan công nghiệp gần lưới điện lực và đảm bảo hành lang an toàn điện đường dây.
Trạm biến áp phải được trang bị các thiết bị bảo vệ cần thiết, trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Lựa chọn trạm biến áp phải tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng phải đảm bảo được chất lượng điện năng, hạn chế tổn hao cũng như hạn chế tối đa sụt áp đường dây.
Trạm biến áp phải đặt ở nơi dễ dàng bảo trì, sửa chữa.

2/ Tính toán nhanh để lựa chọn công suất trạm biến áp
Giả định, sau khi tính toán, ta có được tải tiêu thụ là 75kW. Vậy lựa chọn công suất trạm biến áp như thế nào là phù hợp?
a. Tính toán hệ số công suất:
– Hệ số công suất thường dao động từ 0,8 đến 0,95. Trong trường hợp không có thông tin cụ thể, thường lấy giá trị khoảng 0,8.
b. Công suất biểu kiến:
– Công suất biểu kiến (S) được tính bằng công thức: S = P / cos φ
– Với hệ số công suất bằng 0,8 và P = 75 kW như trên: S = 75/0,8 = 93,5 (kVA).
c. Dự phòng công suất:
– Thực tế, cần dự phòng một lượng công suất để đảm bảo hoạt động ổn định và áp dụng cho những trường hợp tăng tải trong tương lai. Một mức dự phòng khoảng 10-20% thường được khuyến nghị.
– Giả định bạn dự phòng công suất là 20%: S(dp) = 93,5*1,2 = 112,5 (kVA)
d. Lựa chọn công suất trạm biến áp:
– Tiêu chuẩn công suất trạm biến áp phổ biến thường là 100kVA, 125kVA, 160kVA, v.v…
Kết luận:
Như vậy, với kết quả đã tính, bạn nên chọn trạm biến áp có công suất ít nhất là 125kVA để đáp ứng nhu cầu của tải 75KW và có dự phòng cho tương lai.
Nếu các bạn có thắc mắc hay đóng góp về chủ đề này, các bạn hãy để lại bình luận phía bên dưới nhé!
Nguồn bài viết: https://liemelec.com/2522/cong-suat-tram-bien-ap-trung-the.html. Các bạn có copy xin để lại nguồn.
Xin chào!
Mình có một máy biến áp khô 6/2×0,633 (4400kvA chia 2=2200kvA trên một đầu ra), tổ đấy dây Dy5d0, giờ muốn thiết kế làm hai MBA riêng biệt thì như nào
Đầu tiên bạn phải quan tâm thông số biến đổi điện áp của hai MBA là giống nhau. Tiếp theo là tổ đấu dây phải giống nhau là Dy5d0. Điện áp ngắn mạch chênh nhau không quá 10%. Công suất bạn nên mua có dung lượng truyền tải tối thiểu đạt 2200kVA, nhưng phải tính toán dự phòng công suất có thể phát sinh trong tương lai. Phương án tối ưu nhất là bạn chọn công suất máy biến áp, tỷ số biến áp, sau đó bạn mua 2 máy biến áp giống nhau của cùng một công ty sản xuất MBA. Như vậy bạn không cần phải quan tâm đến tổ đấu dây hay điện áp ngắn mạch, bởi khi đó chúng sẽ giống nhau.