Mạch máy tiện điều khiển tốc độ động cơ bằng biến tần

Mạch máy tiện điều khiển tốc độ bằng biến tần

Mấy hôm nay đang ngồi suy nghĩ xem mình nên vẽ mạch gì cho các bạn sinh viên học tập. Tự nhiên thằng em chung phòng nói về mạch máy tiện điều khiển tốc độ động cơ bằng biến tần. Ý tưởng đã có, sau một vài giờ ngồi vẽ mạch thì nay mạch đã hoàn chỉnh. Mời các bạn sinh viên cũng như quý khách hàng quan tâm đến mạch này xem bài viết dưới đây.

Nguyên lý hoạt động của mạch rất đơn giản: Bấm nút “ONK” để đóng contactor K1, cấp nguồn cho biến tần. Bấm nút “NUOC” để động cơ cấp nước hoạt động. Bấm nút “FW” để chạy động cơ theo chiều thuận và chỉnh tốc độ động cơ trong biến tần. Nếu muốn chạy động cơ theo chiều ngược, bấm nút “STOP”, tiếp tục bấm nút “REV” để động cơ chạy chiều ngược và chỉnh tốc độ động cơ trên biến tần. Mạch này đặc biệt, khi có sự cố, bấm nút dừng khẩn “SOS” để dừng toàn bộ chu trình của máy tiện. Sau khi bấm xong, bạn không thể thao tác được tiếp chu trình dù cho có bấm nút “ONK”… Bạn chỉ thao tác được tiếp khi bạn đã hiểu sự cố và bấm nút “RESET” để mạch trở lại hoạt động bình thường. Khi muốn dừng biến tần, bạn phải cho dừng động cơ bằng cách nhấn nút “STOP” thì sau đó mới có thể nhấn được nút “OFFK” để dừng hoạt động biến tần.

Mạch máy tiện sử dụng biến tần

Mạch này do chính tay Liêm thiết kế và được Liêm chia sẻ miễn phí, các bạn có copy xin vui lòng để lại nguồn xem như là lời cảm ơn đến mình. Các bạn có ý muốn chia sẻ mạch này, xin vui lòng liên hệ: [email protected] nha. Liêm sẽ chia sẻ miễn phí đến các bạn.

Để được hỗ trợ tốt nhất, vui lòng đăng ký thành viên của Liemelec bạn nhé: Đăng ký thành viên tại đây

21 thoughts on “Mạch máy tiện điều khiển tốc độ động cơ bằng biến tần

  1. thành lập says:

    cho em hỏi là cái này để có máy tiện . còn mạch điều khiển cho đề tài :THIẾT KẾ BỘ BIẾN TẦN BA PHA ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ thì như nào ạ . mong anh giúp

    • Phạm Thanh Liêm
      Phạm Thanh Liêm says:

      Ký hiệu biến tần trong mạch mô phỏng như sau:
      I1: Chạy thuận;
      I2: Chạy nghịch;
      I3: Chạy cấp tốc độ 1. Ví dụ muốn chạy thuận cấp tốc độ 1 thì phải cấp nguồn vào I1 + I3;
      I4: Chạy cấp tốc độ 2;
      I3 + I4: Chạy cấp tốc độ 3;
      RA, RC là 2 chân tiếp điểm thường mở của relay. Có thể dùng để cấp đèn báo;
      + AI 0: Điều khiển tốc độ qua biến trở ngoài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *